banner

Truyện bựa voz : Xách bao ngô lên và đi ( Ep 2)


Tập 2: Đừng chết ở Trâu Quỳ

Chết thật, dự tính sẽ chi tiêu tằn tiện để 70 nghìn này đủ dùng cho suốt chuyến đi, thế mà mới ăn tạm một bữa đã hết cmnr. Thì đó, đi xe bus hết 5 nghìn, bát phở 30 nghìn, 15 nghìn hai quả trứng vịt lộn, thêm 20 nghìn quẩy, tròn 70 nghìn. Không biết tối nay ăn gì và ngủ đâu đây. Thôi kệ, cứ đi đã, lo lắng có ích gì…

Đôi chân ta vẫn vi vu
Dù tiền chẳng có một xu trong người
Vui đi cho nhẹ kiếp người
Cười đi để thấy cuộc đời thênh thang.

Nơi tiếp theo mà Huyền muốn đến là Gia Lâm. Vùng đất này dường như hướng người ta nhiều hơn tới những giá trị xưa cũ. Nhìn trên bản đồ thôi cũng đã nhận thấy điều đó. Nếu nội thành Hà Nội mang hình dáng một cô gái e ấp, thanh lịch và chính chuyên thì Gia Lâm như là bàn tay của một lãng khách phong lưu đa tình thò ra toan nắn nóp.

Cũng may là vẫn còn con sông Hồng mềm mại như tấm rèm nhung, như bức bình phong uốn quanh ngăn cách; lại được Cầu Long Biên và Cầu Chương Dương như hai cái cột chống dài miệt mài trợ giúp, từng ngày từng giờ âm thầm phòng vệ khiến cho nghìn năm đã trôi qua mà bàn tay ong bướm kia vẫn chưa một lần chạm được vào bờ vai của cô gái đoan trang ấy.

Giá trị xưa cũ của Gia Lâm còn nằm ở làng gốm Bát Tràng. Tràng nghĩa là dài, là rộng, là to, còn Bát thì đương nhiên là cái bát rồi. Một cái bát to và dài ý nói ghề gốm này mang đến cho người dân nơi đây bát cơm no đủ, cuộc sống sung túc. Người ta còn liên tưởng cả Bát Tràng với cái bát vàng, như là vật báu, là tinh hoa, là niềm tự hào, là nét đẹp truyền thống quý giá của dân tộc.

Gia Lâm cũng là nơi địa kinh nhân liệt, à nhầm, địa linh nhân kiệt, chả thế mà nó lại được chọn là trụ sở chính của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, là cái nôi của người tâm thần khắp thủ đô. Mỗi năm bệnh viện vẫn đều đặn tuyển sinh, đào tạo và cho tốt nghiệp hàng nghìn bệnh nhân rồi trả họ về với cuộc sống bình thường dù cho chỉ khoảng nửa tháng sau là 80% bệnh nhân phải quay trở lại bệnh viện vì có dấu hiệu tâm thần tái phát.

Nhưng hơn tất cả, Huyền muốn đến Trâu Quỳ. Nếu Hà Nội được ví như thế thăng long, tức rồng bay; Quảng Ninh có thế hạ long, tức rồng hạ cánh; đâu đó có thế voi chầu, hổ phục thì Gia Lâm có thế trâu quỳ. Xưa nay trên sách vở, phim ảnh chỉ thấy trâu đứng, trâu chạy, trâu nằm, trâu ngồi, chứ còn trâu quỳ thì tuyệt nhiên chỉ ở Gia Lâm mới thấy.

Vùng đất này đương nhiên không có được tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh như Từ Liêm. Dẫu rằng đâu đây người ta vẫn thấy có những công trình đang hối hả xây dựng, nhưng hỏi ra mới biết hầu hết là họ đang xây nhà nghỉ: “Nhu cầu thuê phòng để nghỉ ngơi lành mạnh của thanh niên bây giờ cao lắm chị ạ, chúng tôi đang phải chạy đua với thời gian, hi vọng hoàn thành kịp tiến độ để sẵn sàng phục vụ nhu cầu tăng cao đột biến của khách hàng, đặc biệt là trong dịp tết cúng cô hồn rằm tháng 7 và tết Trung Thu sắp tới”.

Ở đời, có ai tắm mà lại không kì? Có ai tới Trâu Quỳ mà không ghé thăm Nông Nghiệp? Nông Nghiệp ở đây là Đại Học Nông Nghiệp. Ngôi trường này nằm trên một diện tích cực kì rộng với sân, khuôn viên, và đường thông hè thoáng, đặc biệt là khu vườn ươm giống cây rất quy mô và chuyên nghiệp.

Khu vườn ươm này vào buổi tối khá yên tĩnh và kín đáo nên nhiều đôi hay trốn vào đó tâm sự. Vậy là từ đó, vườn ươm này có thêm chức năng mới, ngoài ươm giống cây ra, nó còn ươm luôn giống của các nam sinh viên. Mỗi khi một lứa cây mới được ươm thành công và đưa ra khỏi vườn thì cũng là lúc một lứa sinh viên nữ có bầu và bị đuổi ra khỏi trường.

Nói về chất lượng đào tạo của ngôi trường này thì khỏi phải giới thiệu dài dòng, chỉ cần nghe thông tin trên tivi nói rằng Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới thì đã đủ hiểu. Vui là thế, tự hào là thế, nhưng đâu đó cũng vẫn còn đôi chút băn khoăn là tại sao trường này lại chỉ tập trung vào đào tạo trồng lúa mà không mở rộng sang đào tạo trồng cây ăn quả, khiến cho hoa quả độc hại của Trung Quốc có cơ hội tràn vào Việt Nam, để dân ta vừa ăn vừa băn khoăn, vừa nhai vừa lo lắng cho tương lai.

Một vấn đề nữa Huyền muốn góp ý với nhà trường đó là trường nên điều chỉnh, cân đối lại số lượng sinh viên giữa các khoa sao cho đồng đều, đừng để tình trạng có khoa thì quá đông sinh viên, khoa thì lại quá ít. Ví dụ như khoa nông dân chăn rau, mỗi năm có hàng chục nghìn nông dân tốt nghiệp ra trường nhưng rau thì lại không đủ để cho các anh ấy chăn. Kết quả là tình trạng thất nghiệp tràn lan, đi ra đường, lên mạng, lên face, đâu đâu cũng thấy nông dân, trong khi rau thì ngày càng khan hiếm; rau già, rau héo đã khó kiếm chứ chưa nói gì đến rau sạch.

Những cảm xúc, những dòng suy nghĩ miên man về con người, về cảnh vật nơi đây chỉ giúp Huyền quên đi cơn đói khi mà cơn đói ấy còn ở mức hơi hơi. Nhưng khi nó đã trở nên cồn cào thì Huyền đã bị kéo về với thực tại, cái thực tại phũ phàng rằng Huyền không còn đồng nào trong túi, và Huyền đang rất đói.

Con người có nhiều nhu cầu nhưng chúng được chia làm hai loại chính là nhu cầu có thể tự thỏa mãn và nhu cầu không thể tự thỏa mãn. Nhu cầu có thể tự thỏa mãn là nhu cầu đi tè, đi ị, đi ngủ, và một số nhu cầu thầm kín khác. Nhu cầu không thể tự thỏa mãn là nhu cầu chi tiêu, hưởng lạc, và cả nhu cầu mà Huyền đang phải đối mặt, đó là ăn.

Đương nhiên, khi không thể tự thỏa mãn thì buộc phải nhờ vào ai đó để có thể thỏa mãn. Huyền rẽ vào một quán cơm sinh viên bên đường, ngắm mãi mới thấy một anh trông khá bảnh bao và lịch sự đang đứng chờ gọi cơm. Huyền lập tức áp sát làm quen:

- Chào anh! Anh ăn ở chỗ này chắc cũng là sinh viên trường Nông Nghiệp hả?

- Không, anh ra trường mấy năm rồi, nhưng vẫn ở lại đây công tác.

- Hi, anh được giữ lại làm giảng viên à?

- Không, anh nợ môn, chưa lấy được bằng, phải ở lại vừa làm thêm vừa ôn thi trả nợ.

Huyền chọn đồ ăn xong thì mang đĩa cơm ra ngồi cùng bàn với anh chàng giảng viên nợ môn đó. Cả hai vừa ăn vừa truyện trò rất vui vẻ và thân thiết. Huyền ăn rất nhanh, vèo cái đã hết đĩa cơm trong khi anh kia vẫn còn hơn một nửa. Bất chợt Huyền móc điện thoại trong túi ra, alô loạn xạ rồi vội vàng đứng lên:

- Bố em gọi lên kiểm tra con gái yêu đấy, em ra cửa nói chuyện tí, anh cứ ăn đi nhé, em vào ngay.

Thế rồi Huyền vừa alô vừa tất tả bước ra ngoài. Qua cửa được vài bước, tưởng là thoát thì bỗng mụ chủ quán gọi giật lại:

- Con kia, ăn xong đã trả tiền chưa mà định đi đâu đấy hả?

- Cô này buồn cười, cháu nghe điện thoại tí vào ngay mà, anh trai cháu còn đang ngồi ăn kia thì cô sợ gì.

Thấy mụ ấy có vẻ xuôi xuôi, Huyền lẩn lẩn ra xa dần rồi bất ngờ co cẳng chạy. Được vài bước đã thấy con mụ béo săn sau lưng:

- Con đĩ kia, ăn quỵt tiền cơm của bà hả? Thấy cái thái độ mày là bà đã nghi rồi, đứng lại, bà mà bắt được thì bà đập chết.

Con mụ này béo mà sao chạy nhanh thế, Huyền thì đã đi cả ngày nên có vẻ dần đuối sức dù vẫn đang vắt chân lên nách để chạy, tuy nhiên khoảng cách giữa Huyền và mụ béo ngày càng bị rút ngắn hơn. Bất ngờ, Huyền nhảy phắt lên con Dream II của một anh xe ôm rồi giục:

- Chạy đi anh! Chạy nhanh! Bao tiền cũng chạy!

Tức thì con Dream chiến thương hiệu Lifan rú lên rồi vọt đi. Mụ béo cố lao tới bám vào cái đít xe nhưng không kịp. Mụ tức tưởi nhìn theo chiếc xe khuất sau rặng tre, tiếng rú ga nhỏ dần, chỉ còn đám khói thải phía sau vẫn bay lảng vảng, bốc mùi khét lẹt. Huyền thì lo sợ mụ béo sẽ quay về lấy xe đuổi theo nên liên tục hối thúc anh xem ôm:

- Chạy nhanh nữa lên anh, mụ ấy mà đuổi theo là chết.

- 100km/h rồi em ơi, xe anh Lifan đời đầu, không lên được nữa đâu.

Huyền liếc nhìn đồng hồ vận tốc, đúng là 100km/h thật. Ga vẫn rú ầm ĩ, chiếc Dream vẫn lao lên vun vút. Bỗng từ trong ngõ, một chiếc xe đẩy rác lù lù phi ra chắn giữa đường. Anh xe ôm hoảng quá hét lên:

- Chết rồi, làm sao tránh kịp bây giờ em?

- Anh bốc đầu qua xe rác đi, nhanh lên….

RẦM!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Không biết pha bốc đầu của anh xe ôm có thành công không, chỉ biết là sau tiếng “Rầm” thì chiếc Dream chiến đã bốc luôn cả xe rác lên, quăng nó nằm chổng kềnh ra đường, rác bắn tung tóe, đương nhiên, cả Huyền, cả anh xe ôm, và cả chiếc Lifan cũng bắn tung tóe theo, mỗi người một góc. Anh xe ôm thấy thế choàng dậy và lao tới đỡ Huyền lên, mặt anh ta không còn giọt máu. Sợ là phải, Huyền mà chết, hắn ta bán cả nhà đi mà đền, có khi còn phải ngồi tù.

- Em có sao không? Đau ở chỗ nào không? Anh đưa em đi cấp cứu nhé.

- Anh ơi, em thấy đau ở hông, có khả năng là em bị lệch đốt sống đít và thoát vị lỗ hậu môn rồi anh ạ.

- Được rồi, cứ bình tĩnh, anh đưa em tới bệnh viện.

- Không cần đâu, chỉ cần anh đừng lấy tiền xe ôm của em thì em sẽ tự lo liệu được.

- Ok, anh đồng ý.

Chỉ chờ có thế, Huyền tập tễnh đứng dậy rồi khấp khểnh bước đi ra vẻ còn đau đớn. Anh xe ôm thở phào nhẹ nhõm rồi nhìn theo lắc đầu:

- Con bé này đúng là người giời thật, chứ nếu người thường mà chạy xe 100km/h và bị ngã lệch đốt sống đít, thoát vị lỗ hậu môn như nó chắc phải nằm viện cả tháng chứ chẳng chơi đâu.

Trời đã về khuya, Huyền vẫn lê từng bước trên con đường nhỏ mệt nhoài. Sương nhẹ buông quyện với ánh đèn vàng nhạt nhòa hắt xuống đường càng làm cho bóng Huyền thêm nghiêng ngả mơ hồ. Huyền như con mèo hoang lang thang trong đêm mênh mang, chẳng biết đâu là nhà, đâu là giường, đâu là điểm dừng.

Đã thế lại còn tự nhiên buồn ị nữa chứ. Ị chỗ sáng thì sợ ai đi qua nhìn thấy xấu hổ chết, mà ị chỗ tối thì nguy hiểm lắm, nhỡ có con rắn nào bò qua, nó nhìn hàng mình không kỹ lại tưởng cái bánh chocopie rồi tớp cho một phát thì die. Thôi, đường cũng vắng người rồi, cứ chỗ sáng mà ị cho an toàn.

Vừa mới ngồi xuống, chưa kịp ị được tí nào thì Huyền đã nghe tiếng quát tháo ầm ầm phía sau:

- Con kia, ai cho mày đái bậy trước cửa nhà tao.

- Đâu, cháu có đái đâu, cháu ị mà.

- Còn cãi à? Cút!

Vậy là Huyền vừa kéo quần vừa chạy. Đã mệt sẵn thì chớ lại phải chạy một đoạn dài làm cơ thể Huyền như rã rời, tay chân bủn rủn, sự chán nản lên đến cùng cực. Chưa hết, tự nhiên có thằng dở hơi cứ đi xe máy rì rì bám phía sau rồi buông lời thô thiển:

- Nửa đêm rồi mà còn lang thang ngoài đường chi cho khổ em ơi, vào nhà nghỉ với anh đi, ấm áp, êm ái lắm.

- Đồ mất dạy, anh tưởng tôi là loại gái hư hỏng à? Nói cho anh biết nhé, Huyền này dù trong túi không có một xu, dù chết đói, chết khát ngoài đường nhưng mà…

- Nhưng mà sao em?

- Nhưng mà anh phải hứa là vào đó không được làm gì em cơ.

- Anh hứa, anh mà làm gì em thì anh sẽ bị biến thành Quỷ râu xanh luôn.

Vậy là Huyền không phải ngủ ngoài đường, ngược lại, Huyền được ngủ trong một căn phòng ấm áp với nóng lạnh, điều hòa, chăn ga đầy đủ. Tất nhiên là ngủ không ngon lắm vì tí tí lại bị cái tên đó khua dậy, uỳnh uỵch một lúc rồi nó mới lại để Huyền ngủ.

Dẫu vậy Huyền vẫn thấy tự hào lắm, thân con gái một mình, đêm hôm lang thang, không xu dính túi mà vẫn được ngủ trong căn phòng đầy đủ tiện nghi, điều đó đâu phải đứa con gái đứng đắn nào cũng làm được cơ chứ.

Mà người tốt bây giờ cũng nhiều thật, tự nhiên chả quen biết gì lại hỏi han, quan tâm, rồi thuê phòng xịn cho mình ngủ, rồi còn phục vụ mình nhiệt tình. Đúng là nếu con người biết mở lòng yêu thương nhau thì dù nơi đâu ta cũng thấy con tim ấm áp và được chở che.

Rời khỏi nhà nghỉ và chia tay anh chàng tốt bụng, suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu Huyền đó là phải tìm việc làm, phải kiếm tiền tiền lo cái ăn, kiếm tiền đi tiếp. Huyền lại lang thang trên phố, thấy đâu có biển tuyển nhân viên là sà vào nhưng chỗ nào cũng chỉ nhìn Huyền thoáng qua, sờ nắn qua loa rồi lại lắc đầu từ chối.

May quá, phía trước có một trung tâm môi giới việc làm, cứ vào hỏi thử xem, biết đâu lại có việc. Nghe Huyền bày tỏ nguyện vọng xong, chị giám đốc trung tâm liền hỏi:

- Em có bằng cấp gì không?

- Dạ không chị, học chưa hết lớp 9 thì em nghỉ học vì học dốt quá ạ.

- Thế có năng lực gì đặc biệt không?

- Dạ không ạ.

- Có mang hồ sơ xin việc theo không?

- Dạ không ạ.

- Thế em muốn tìm công việc như thế nào?

- Dạ, em cũng đâu dám đòi hỏi gì, chỉ cần công việc nhàn hạ, nhẹ nhàng, lương cao là được.

- Tưởng gì, thế thì đơn giản, có việc phù hợp cho em rồi.

- Việc gì thế chị?

- Công việc của em nhàn lắm, chỉ việc xé bao cao su, đeo bao cao su cho khách rồi nằm ra là xong.

- Ơ, thế là bán thân à? Em không bao giờ bán thân đâu.

- Ai bảo là bán thân, đó là bán dâm, bán dâm khác với bán thân mà.

- Thật vậy ạ? Vâng, vậy em đồng ý.

Từ hôm đó, Huyền chăm chỉ làm việc để kiếm tiền thực hiện tiếp ước mơ hoài bão của mình. Tiếc thay, mới làm được vài ngày, Huyền đã bị các anh công an ập vào bắt quả tang trong giờ làm việc. Huyền cùng các chị em đồng nghiệp khác lập tức bị giải lên phường.

- Báo cáo anh, đợt truy quét đêm qua, chúng em đã bắt quả tang các đối tượng này đang thực hiện hành vi bán dâm, xin anh cho hướng giải quyết ạ.

- Thôi thôi, trả hết các cô ấy về địa phương để địa phương họ quản lý và giáo dục, cứ vài hôm các anh lại quét được vài chục cô rồi dẫn về đây, nhà giam thì bé, lấy đâu chỗ mà nhốt. Tôi còn nhiều việc khác, không rảnh để suốt ngày lo mấy cái vụ này được. Thế nhé.

Vậy là Huyền được cho lên xe bịt-bùng và áp tải về địa phương. Thôi thì cũng coi như Huyền đã hoàn thành chuyến đi và trở về nơi Huyền đã khởi hành, dù là cái cách trở về có hơi lạ một tí. Ngày mai Huyền sẽ bắt tay vào viết sách, Huyền sẽ kể về chuyến đi phi thường qua 10 quận và 19 huyện thị của mình.

Thật tiếc là Huyền mới chỉ đi được có hai huyện là Từ Liêm và Gia Lâm, nhưng không sao, những quận huyện khác Huyền sẽ lên mạng đọc qua thông tin rồi viết. Cứ viết bừa đi, sợ quái gì, người đọc họ có đi theo Huyền đâu mà biết.

Ơ, nhưng nhỡ chẳng may lần này về lại bị bắt giam thì sao? Không sao, bị bắt giam thì Huyền sẽ viết trong nhà giam. Xiềng xích, gông cùm và song sắt nhà tù chỉ có thể nhốt được thể xác chứ sao có thể kìm hãm được tâm hồn, sao có thể bẻ cong được ngòi bút đầy khao khát vươn tới sự thật, đấu tranh cho công lý, cho lẽ phải của người văn sĩ chân chính được.

Các bạn nhớ đọc và mua sách cho ủng hộ Huyền nhé. Mà Huyền bảo này, các bạn đọc thì cứ đọc, mua thì cứ mua, nhưng đừng có đòi hỏi Huyền phải trình ra vé xe bus với lại que thử thai để chứng minh, Huyền không có trách nhiệm phải làm việc đó. Thế nhé, chào thân ái và quyết thắng!

 Vo_tonq_danh_meo.
Share on Google Plus