Thế nên hai bên gia đình vô cùng lo lắng. Bố tôi thì suốt ngày chửi mắng, trách tôi là không chịu cố gắng! Tại sao bố tôi không hiểu rằng có những việc không phải cứ muốn cố là được?! Vợ chồng người ta ba ngày một nháy, còn vợ chồng tôi ngày ba nháy, như thế mà còn bảo là chưa cố sao? Người chứ đâu phải dê núi mà cứ thích là dúi?! Ấy vậy mà bố tôi vẫn luôn miệng làu bàu: “phải tay tao thì vợ mày có chửa lâu rồi!”
Nhớ lần ấy, tôi đang dự đại hội Đảng viên ưu tú thường niên của phường, lúc chuẩn bị đến nghi lễ tuyên dương và trao phần thưởng thì nhận được tin nhắn của vợ: “Anh ơi, về ngay, hình như em vừa rụng trứng, đang rất nứng!”.
Thế là tôi đùng đùng bỏ về giữa chừng, không nhận quà, không nghe tuyên dương. Về tới nơi, vợ đã nằm đợi sẵn trên giường! Tôi còn chưa kịp cởi giầy thì vợ đã giục lên luôn kẻo để lâu trứng nó ung. Ấy thế mà cũng chẳng ăn thua…
Ở đời nhiều nghịch cảnh lắm! Người mong chẳng được, kẻ tránh không xong! Như đứa em gái tôi ấy, mới là sinh viên năm thứ nhất, yêu thằng bạn cùng lớp. Chúng nó rất sợ có bầu nên vừa đặt vòng tử cung vừa dùng thuốc tránh thai, vừa xuất ngoài, vừa xài bao cao su. Thế mà giờ bụng vẫn to như cái lu, đang có bầu tháng thứ tư, đi siêu âm bác sĩ bảo là thằng cu, con bé nghe tin cứ ôm mặt khóc tu tu, bố mẹ tôi thì đang bắt thằng kia phải đưa em gái tôi về ra mắt thầy u…
Thấy vợ chồng tôi mãi không có tin vui, nhiều người khuyên là nên đi khám. Bản thân tôi thấy là không cần thiết vì tôi biết là cả hai vợ chồng tôi đều bình thường, chẳng trục trặc gì cả. Như vợ tôi đấy, trước khi lấy tôi, cũng đã yêu tới bốn năm thằng, thằng nào cũng phải đưa vợ tôi đi nạo thai vài lần, thế tức là vợ tôi rất nhạy, rất mắn! Còn tôi thì lại càng yên tâm, vì mấy đợt phường phát động phong trào hiến tinh nhân đạo, tôi đều tham gia nhiệt tình và đều được khen là tinh trùng khỏe, phụt vào bà nào là bà ấy đẻ!
Rồi gần đây lại có người khuyên nên đi chùa. Tôi thấy cũng phải, mình cứ thành tâm cầu khẩn, biết đâu thần phật lại thương tình phù hộ. Vậy là đúng dịp đầu năm, tôi bảo vợ sắp lễ rồi hai vợ chồng chở nhau qua ngôi chùa khá nổi tiếng ở làng bên dâng hương cầu tự.
Đến nơi, tôi thực sự kinh ngạc vì không ngờ người ta lại đi chùa đông như thế! Con đường mòn dẫn vào chùa dài gần nửa cây số vậy mà chật kín người xe, chen chúc, xô đẩy. Kẻ bê lễ, người ôm hoa, kẻ mang hương, người đội quả, ai cũng nhao nhao luồn lạch, đòi chen lên bằng được, tiếng gào thét, chửi bới, tiếng cãi cọ, giành giật tạo nên một khung cảnh thật hỗn loạn và đáng sợ!
Tôi lắc đầu ngán ngẩm định quay xe về, nhưng vợ tôi lại động viên:
- Thôi anh ạ, đã đến đây rồi thì cứ cố chen vào mà dâng lễ! Người ta chen được chả lẽ mình không chen được? Có vất vả, khổ sở thì thần phật mới hiểu được cái tâm của mình, mới phù hộ mình chứ?!
Nghe vợ nói cũng có lý, tôi lại quyết tâm dấn thân vào đám đông hỗn loạn trước mặt. Thế nhưng, vừa mới nhích lên được vài bước tôi đã nghe tiếng vợ hét toáng lên. Quay lại thì thấy vợ đã ngã dúi dụi xuống đường, ôm chân gào khóc. Phải rất khó khăn tôi mới kéo được vợ ra ngoài lề đường, thoát khỏi đám đông khủng khiếp ấy. Lúc này tôi mới để ý đến bàn chân của vợ: nó tím bầm, trầy xước và rướm máu…
- Em có đau không?
- Đau lắm anh ơi! Bọn nó xô em ngã, rồi còn dẫm lên chân em nữa! Hu! hu! hu!
Tôi ôm vợ vào lòng vỗ về an ủi! Bất chợt, một giọng nói rất trầm ấm và nhân từ cất lên sau lưng…
- Nam mô a di đà phật! Phật là tại tâm! Chỉ cần có tâm thì phật sẽ thấu! Cớ sao chúng sinh lại phải bon chen, đày đọa bản thân như vậy?! Phật mà thấy cảnh chúng sinh vì mình mà khổ ải, phật cũng chẳng thể an lòng! Nam mô a di đà phật!
Tôi giật mình quay lại, đứng ngay sau lưng vợ chồng tôi là một sư thầy có gương mặt đầy đặn, phúc hậu, hai tay chắp trước ngực, ánh mắt như đang hướng về một điều gì đó xa xăm tận cõi niết bàn. Tôi cúi đầu chào sư thầy rồi cất giọng lễ phép:
- Dạ, sư thầy dạy rất phải ạ! Nhưng không bon chen thì chúng con biết làm sao để dâng lễ được ạ?
- Thôi được! Thấy vợ chồng thí chủ có tâm thành, lại đang bị thương ở chân nữa, ta sẽ phá lệ giúp vợ chồng thí chủ một lần! Hãy mang lễ vào đây, ta sẽ khấn và xin với thần phật cho! Nam mô a di đà phật!
Vậy là vợ chồng tôi ngoan ngoãn dắt xe đi theo sư thầy rẽ xuống một con ngõ nhỏ, tới một ngôi nhà gỗ dựng theo lối kiến trúc cổ với vườn cây tùng xanh tốt, có cả một khoảng sân rộng lát bằng thứ gạch nâu với họa tiết và hoa văn rất tinh xảo. Tiếng gõ mõ cốc cốc vang lên đều đặn quyện với mùi khói hương tỏa ra lảng vảng khiến cho không gian của ngôi nhà mang một vẻ rất linh nghiêm, thanh tịnh. Sư thầy vừa rót trà mời vợ chồng tôi vừa hỏi han bằng giọng ân cần:
- Vợ chồng thí chủ dâng lễ lên chùa, liệu có nguyện ước gì chăng?
- Dạ! Chẳng giấu gì sư thầy, vợ chồng con hiếm muộn, cưới nhau đã lâu mà vẫn chưa có con, thế nên…
- À, ra vậy! Lạ nhỉ! Nhìn vợ thí chủ cũng tròn trịa, mỡ màng, tướng người này là dâm và mắn lắm! Cớ sao lại không thụ tinh được nhỉ? Hay là nam thí chủ đây bị yếu sinh lý?
- Dạ không! Vợ chồng con đều bình thường! Chắc là chưa tới duyên thôi ạ! Còn sư thầy? Chắc là người trong chùa này phải không ạ?
- Không, ta là sư trụ trì của chùa Lô Trục, ở cách đây mấy làng cơ!
- Chùa Lô Trục? Cái tên nghe lạ quá!
- Lạ là phải, chùa đó ta mới khai trương mà!
- Dạ! Vậy sao thầy không ở chùa đó, lại qua chùa này làm gì ạ?
- À, vì chùa Lô Trục mới khai trương nên ít khách lắm, cả ngày chả kiếm được mối nào, nên ta phải dạt sang chùa này làm thêm!
- Dạ! Nhưng sao lại có tên là chùa Lô Trục ạ? Liệu Lô Trục có phải là tên một vị danh tướng nào đó trong lịch sử Đại Việt ta không thầy?
- Danh tướng gì đâu! Ông này nguyên là chủ tịch xã ta, nhưng suốt ngày lô đề, cờ bạc, lấy cả công quỹ của xã đi phang lô. Sau khi bị cách chức, ông ấy tiếp tục bán đất, bán vườn, cắm cả sổ đỏ để theo nghiệp lô đề. Về sau nợ nần nhiều quá bị bọn xã hội đen đánh chết rồi vứt xác ở bãi rác cuối làng.
Để ghi nhận những đóng góp to lớn của ông ấy đối với sự phát triển lô đề của làng, người ta dựng lên ngôi chùa ngay cạnh chỗ vứt xác, đặt tên là chùa Lô Trục, ý muốn nói là ông này vì chơi lô mà đời nhục như con trùng trục!
- Dạ, không biết ông Lô Trục này có thiêng không ở thầy? Có xin số để tối đánh lô được không ạ?
- Được chứ! Ông Lô Trục mà đã cho số thì chỉ có chắc chắn 100%! Còn trúng hay trượt là phụ thuộc vào người đánh!
- Con không hiểu lắm! Đã chắc chắn 100% rồi mà lại còn phụ thuộc người đánh là sao?
- Tức là thế này! Ví dụ ông Lô Trục cho 10 số, thì trong 10 số đó sẽ có những số mà chắc chắn 100% là trúng, và cũng có những số chắc chắn 100% là trượt. Vấn đề của người đánh là phải chọn ra được cái số mà chắc chắn trúng. Nếu không trúng thì là do người đánh đã chọn sai chứ không phải lỗi của ông Lô Trục, hiểu chưa?
- Dạ! Hiểu rồi ạ! Vậy giờ thầy có thể kết hợp vừa cúng xin cho vợ con có thai, vừa xin số ông Lô Trục được không ạ?
- Được! Được chứ!
Thế rồi sư thầy sai vợ chồng tôi bày lễ lên ban thờ rồi thắp hương, miệng lầm rầm khấn vái! Vợ chồng tôi cũng quỳ rạp xuống cái chiếu trải phía dưới, vái lạy liên hồi. Sư thầy xin âm dương bằng cách tung hai đồng xu rồi thả xuống cái đĩa phát ra những tiếng kêu leng keng khá vui tai. Nhưng hình như có điều gì đó không ổn khiến thầy cứ tung đi tung lại mấy lần, và lần nào cũng lắc đầu tỏ vẻ ngán ngẩm:
- Ta xin âm dương mãi mà thánh không cho, hình như con chưa đặt tiền lễ hả?
- Dạ, phải đặt tiền hả thầy? Bao nhiêu ạ?
- Nam mô a di đà phật! Tùy tâm con ơi! Nhưng đặt càng nhiều thì chứng tỏ con càng thành tâm! Nam mô a di đà phật!
Tưởng như thế là đã xong các thủ tục, ai ngờ đang khấn, thầy lại quay ra thì thầm:
- Thánh bảo kiếp trước vợ chồng con tạo nhiều oan nghiệp quá, giờ muốn giải nghiệp thì phải thả chim để phóng sinh, nếu không, sẽ khó mà sinh con đẻ cái được! Nam mô a di đà phật!
- Nhưng chim ở đâu mà phóng hả thầy?
- Yên tâm, thầy có chim! Lấy chim của thầy mà phóng, rẻ thôi mà, có 500k! Và phải do vợ con đích thân phóng!
- Thầy có nhiều chim không?
- Đâu ra mà nhiều?! Còn mỗi con thôi! Nhưng một con là đủ rồi! Nào, bảo vợ người vào trong buồng với ta, ta cho xem chim!
Vợ tôi ngoan ngoãn theo thầy vào trong, lát sau trở ra, trên tay cầm một con chim nhìn khá ủ rũ. Rồi theo hướng dẫn của thầy, vợ tôi mang chim ra đầu ngõ, thả cho nó bay lên trời. Con chim đập cánh lảo đảo, chao liệng rồi sa xuống lùm cây um tùm phía sau vườn. Cuối cùng thì các thủ tục cúng lễ cũng đã xong. Sư thầy đưa cho tôi một phong bì dán kín có viết mấy dòng chữ nho loằng ngoằng bên ngoài rồi cẩn thận dặn dò:
- Đây là số của ông Lô Trục cho đấy! Về đến nhà hãy mở ra xem! Chúc con may mắn! Còn bây giờ, con hạ lễ xuống đi!
Vợ tôi nhanh nhẹn hạ đồ lễ xuống rồi xếp vào giỏ. Thực ra thì đồ lễ cũng chẳng có gì, chỉ có một chai Vodka, một con gà luộc, mấy quả trứng, mấy khoanh giò bò. Tôi thấy nếu mang hết lễ về thì có vẻ không được lịch sự lắm nên liền cầm con gà luộc dúi vào tay sư thầy:
- Dạ, con biếu sư thầy, gọi là chút lộc ạ!
- Nam mô a di đà phật! Ta là người xuất gia, sao ăn được thịt gà? Sát sinh đấy! Nam mô a di đà phật! Thiện tai thiện tai! Nhưng thôi, nếu thí chủ đã có lòng, thì ta xin lấy chai Vodka, với mấy quả trứng, với mấy khoanh giò bò là được rồi!
- Con tưởng, ăn trứng gà và giò bò cũng là sát sinh?
- Không! Trứng và giò bò thì ăn thoải mái mà! Vì trứng nó vẫn chưa phải là con vật, nên không thể coi là sát sinh. Giò bò cũng vậy, nó đã qua chế biến rồi, không phải thịt bò nguyên miếng nữa, nên cũng không thể coi là ăn thịt động vật được. Tóm lại là ăn được! A di đà phật!
- Dạ vâng, vậy xin biếu sư thầy cả! Nhưng con quên chưa nói với thầy rằng trứng này không phải trứng thường mà là trứng vịt lộn đấy ạ!
- À, không sao, còn ở trong quả trứng thì vẫn ăn được! A di đà phật!
Vợ chồng tôi chào thầy rồi xin phép ra về. Nhưng vừa bước ra tới cửa thì gặp một anh sư khác còn khá trẻ, tay bê một rổ chim khoảng vài chục con, có con thì vẫn thở thoi thóp, có con đã chết ngoặt cổ từ lúc nào. Tôi quay sang hỏi sư thầy với giọng thắc mắc:
- Chim ở đâu mà nhiều vậy hả thầy? Sao giống với con chim của thầy mà vợ con vừa phóng sinh thế thầy nhỉ?
- Ờ! Đúng đấy! Đều là chim phóng sinh cả mà! Người ta đi lễ và thả nhiều lắm! Nhưng có con nào bay được xa đâu, chỉ vài chục mét là lại rơi xuống ngay. Chịu khó đi quanh chùa một lát thì nhặt được cả rổ!
Anh sư trẻ xóc xóc rổ chim mấy cái rồi quay sang hỏi sư thầy:
- Chỗ chim này giờ ta làm gì hả thầy?
- Con đem vặt lông rồi chặt nhỏ, ướp với xả và gừng, rồi hấp lên ăn cho lạ miệng, chứ đừng nướng với luộc như mấy hôm trước nữa, ta ngán lắm rồi!
Vợ chồng tôi cũng không muốn hỏi thêm gì nữa, lẳng lặng ra lấy xe để về cho sớm! Đang định nổ máy thì sư thầy đã chắn trước đầu xe rồi cất giọng lạnh lùng:
- Khoan đã! Thí chủ cho xin tiền gửi xe!
- Đệt! Tưởng để xe miễn phí chứ?
- A di đà phật! Giả sử thí chủ mất xe, liệu thí chủ có bắt đền ta không?
- Có chứ!
- Đó! Mất xe thì đòi bắt đền, vậy thì đừng than phiền khi người ta thu tiền!
- Thôi được rồi! Bao nhiêu?
- 50 nghìn!
- Đệt! Ông ăn cướp đấy à?
- Xin thí chủ ăn nói lịch sự một chút! Ta thu theo bảng giá niêm yết của nhà nước hẳn hoi! Đây! Thí chủ xem đi!
- Đó, bảng giá ghi là xe máy 10 nghìn mà, sao ông đòi thu của tôi 50 nghìn?
- 10 nghìn một xe máy, 20 nghìn một mũ bảo hiểm. Thí chủ có hai mũ, vậy tổng cộng là 50 nghìn, đúng rồi còn kêu gì?
- Nhưng mũ bảo hiểm tôi để trong cốp mà?
- Trong cốp thì không phải là mũ bảo hiểm sao? Thế thí chủ chở heroin, lúc công an khám xe, thí chủ cãi là heroin thí chủ để trong cốp thì họ sẽ tha cho thí chủ sao? Thôi, nộp tiền nhanh lên để ta còn ra ngoài kia kiếm thêm khách nữa! Mất thời gian quá!
Biết là đã bị lừa, gặp phải sư hổ mang rồi nên tôi đành tặc lưỡi rút tiền ra trả. Trên cả đoạn đường về nhà, tôi chẳng nói câu nào, mặt cứ ỉu xìu vì xót tiền. Xót là phải, tiền sắm lễ, tiền đặt lễ, tiền mua chim phóng sinh, tiền gửi xe, gần triệu bạc đấy chứ ít gì?! Vợ tôi chắc cũng tiếc của chẳng kém gì tôi, nhưng vẫn cố ra lời an ủi:
- Thôi anh ạ! Mình vẫn còn cái phong bì cho số của ông Lô Trục mà! Sư thầy bảo ông ấy thiêng lắm, biết đâu tối nay lại trúng mấy nháy thì ngon, mình sẽ gỡ lại được vốn, có khi còn có lãi nữa đấy anh ạ!
- Ừ, đúng rồi! Giờ chỉ còn hi vọng vào ông Lô Trục nữa thôi!
Bài Liên Quan :
> Truyện bựa Voz : Nhịp dập Noel
> Truyện bựa : Thư gữi em trai đi bộ đội
> Truyện bựa voz : NHỊP DẬP SEA GAMES
> Truyện voz : Phỏng vấn độc quyền diễn viên hotgirl Trương Phinh
Tác giả: Vo_tonq_danh_meo