banner

Truyện bựa voz : Cây Bút Thần ( Chap 2 )

Sau hồi trống lệnh của lão họa sĩ già, Mã Lương và Đồ Ngu Si đều lập tức tụt quần đến đầu gối. Những tưởng cả hai sẽ cùng sử dụng chung một thủ pháp hội họa

Bài Liên Quan :
Truyện bựa voz : Cây Bút thần (Chap 1)
> Truyện bựa voz : Cây Bút thần (Chap 2)
> Truyện bựa voz : Cây Bút thần (Chap cuối)

Nhưng không: trong khi Đồ Ngu Si ngồi xổm nhúng đít vào chậu mực thì Mã Lương lại úp sấp người và chỉ nhúng phần hạ bộ. Rồi gần như cùng lúc, cả hai ấn phần cơ thể vừa được nhúng mực ấy vào tờ giấy. Thật khó để quyết định ai vẽ nhanh hơn ai, bởi lúc Mã Lương cài xong cúc quần cũng là khi Đồ Ngu Si thắt xong dây lưng.

Lão họa sĩ già trầm trồ nhìn hai bức tranh rồi gật gù tâm đắc:

- Đúng là ngang tài ngang sức, thủ pháp của cả hai đều rất nhanh nhẹn, độ đậm nhạt, sáng tối của mực rất hợp lý và sắc nét. Trong khi Đồ Ngu Si vẽ quả bí ngô rất tròn trịa, đầy đặn, thể hiện một vụ mùa sung túc, tôn vinh ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt của nước nhà nói riêng thì Mã Lương lại vẽ quả tên lửa rất dũng mãnh, dựng đứng đầy kiêu hãnh, thể hiện cho sức mạnh quân sự của Việt Nam ta. Thật khó để đánh giá là ai giỏi hơn ai…

Lúc này, Mã Lương mới chầm chậm tiến lên trước rồi chắp tay kính cẩn:

- Thưa thầy, thưa các bạn! Quả bí của Đồ Ngu Si nhìn qua thì rất tròn trịa, đầy đặn, nhưng xét về bố cục và tính cân đối thì chưa ổn. Quả bí thì rất to và mập mạp, trong khi cái cuống lại bé tẹo, tong teo như quả ớt thóc, rõ ràng nó có cái gì đó không hài hòa và thống nhất. Vẫn biết rằng hội họa đề cao tính sáng tạo, nhưng không vì thế mà ta được phép bỏ qua tính lôgic và thực tế. Một bức tranh mà ẩn chứa bên trong nó sự bất ổn, không nhất quán thì sao có thể là bức tranh đẹp được ạ?

- Con nói đúng quá! Quả thực, mắt ta dạo này cũng kém, nên không nhìn rõ cái cuống. Thế còn bức tranh của con thì sao? Con có thể nói rõ hơn để mọi người hiểu thêm về ý nghĩa của nó không?

- Dạ, con vẽ quả tên lửa có dạng hình trụ truyền thống, đầu hình nón cụt có khấc để giảm lực cản của gió đồng thời giúp tên lửa dễ dàng di chuyển ngay cả trong địa hình chật hẹp, khô khan. Bên cạnh đó, con đã đưa vào một số cải tiến mới, ví dụ như phần thân được thiết kế dài và hơi cong tạo cảm giác chân thực và thích thú cho người điều khiển. Phía dưới chân tên lửa có hai cục bầu dục phình to cân đối, đó chính là hai hộp dự trữ và tái tạo đạn, đảm bảo tên lửa có thể bắn liên tiếp ngày này qua ngày khác…

- Hay! Hay lắm! Ta rất vui vì nhận được một học trò xuất sắc như con!

Kể từ đó, Mã Lương chăm chỉ theo thầy học vẽ, và hắn ngày càng tiến bộ. Thấm thoắt đã mấy năm trôi qua. Lúc này, lão họa sĩ đã già yếu, sức khỏe giảm sút rất nhiều. Một hôm, lão tập hợp tất cả học trò lại rồi nói bằng giọng khá mệt nhọc:

- Các con cũng thấy rồi đấy, bệnh nhồi máu cơ chim của ta đã chuyển sang giai đoạn cuối, ngày càng trầm trọng. Ta biết mình chẳng còn sống được mấy nữa, và có thể sẽ đột quỵ bất kì lúc nào. Vì thế, ta quyết định cho các con thi tốt nghiệp và ra trường sớm hơn dự kiến…

- Hoan hô! Hoan hô! Sắp được tốt nghiệp rồi…

- Các con trật tự nào! Mấy kỳ thi đại học thì chúng nó thích bảo mật đề thi chứ còn ta thì không thèm, ta sẽ tiết lộ đề luôn để các con biết mà ôn luyện. Kì thi tốt nghiệp này chúng ta sẽ vẽ tranh khỏa thân, ta sẽ thuê mẫu nữ trẻ đẹp để tạo cảm hứng cho các con làm bài. Các con được phép thoải mái mang phao, tài liệu, sách tham khảo vào phòng thi.

- Hay quá! Có mẫu nữ trẻ rồi….

- Trật tự nào! Còn một điều nữa cực kỳ quan trọng: kỳ thi này, nếu ai đạt điểm cao nhất, ta sẽ thưởng cho người đó một cây bút thần. Với cây bút thần này, tất cả những gì các con vẽ trên giấy đều biến thành thật. Đó là một phần thưởng vô giá đấy, các con hãy cố gắng nhé!

Kể từ hôm đó, không ai bảo ai, tất cả đều chăm chỉ ôn luyện hăng say, quyết tâm thi đỗ tốt nghiệp và giành được cây bút quý. Mã Lương cũng vậy, chiều nào hắn cũng âm thầm một mình lẻn về bờ sông quen thuộc gần nhà để luyện bút. Cũng may, phong trào tắm sông dạo này phát triển rầm rộ, thành ra mỗi buổi rình rập, Mã Lương cũng vẽ được vài ba bức ưng ý, trình độ của hắn vì thế mà ngày càng lên cao.

Cuối cùng thì cái ngày thi quan trọng ấy cũng tới. Đúng như lời thầy giáo đã nói, mẫu nữ là một cô gái rất trẻ đẹp. Cả đám học trò mồm há hốc, nước miếng chảy ướt nhèm nhẹp, háo hức chờ đợi giây phút mẫu nữ trút bỏ xiêm áo để thỏa lòng ước ao. Thế nhưng bất ngờ, lão họa sĩ già khật khừ đứng dậy rồi cất giọng ê a:

- Đây là kỳ thi đặc biệt nên hình thức thi cũng phải đặc biệt. Các con sẽ vẽ tranh khỏa thân nhưng người mẫu nữ vẫn sẽ mặc quần áo. Ta muốn các con dùng trí tưởng tượng, dùng đầu óc suy đoán của mình để vẽ. Một người họa sĩ tài năng phải là một người nhìn rõ được các bộ phận bên trong của một người đàn bà ngay cả khi cô ấy đang mặc quần áo. Đó là điều ta muốn các con làm được. Sau khi các con vẽ xong, ta mới cho mẫu nữ cởi áo ra để so sánh. Tất cả nghe rõ chưa?

- Rõ ạ!

- Tốt! Thời gian làm bài bắt đầu!

Cả lớp lập tức im phăng phắc, ai cũng chăm chú, tập trung toàn bộ tinh thần vào bài thi, không một tiếng xì xào, không một lời trao đổi, chỉ nghe tiếng cọ đưa sột soạt trên giấy, tiếng mực thỏi mài trên nghiên rin rít, và cả tiếng gậy chống của lão họa sĩ già đi đi lại lại cồm cộp, cồm cộp…

- Đã hết thời gian! Cả lớp dừng bút, nộp bài lên đây! Ta sẽ chấm và nhận xét bài luôn!

Trong lúc thầy giáo đang chấm bài ở trên thì bên dưới hàng, bắt đầu có những tiềng rì rầm bàn tán:

- Thầy cho ít thời gian quá, tao chưa vẽ xong mày ạ!

- Thế mày vẽ đến chỗ nào rồi?

- Mới vẽ đến bẹn, đang tỉa lông thì hết giờ! Còn mày thì sao?

- Tao thì khá hơn chút, vẽ gần xong rồi, chỉ còn thiếu mỗi cái đầu…

Ở phía trên, sau một hồi săm soi và xem xét, lão họa sĩ chầm chậm cất giọng:

- Nhìn chung là các con vẽ tốt, ta hài lòng! Nhưng có một vài trường hợp khiến ta hơi thất vọng. Một cô gái trẻ đẹp thế này mà các con vẽ vú cô ấy xệ xuống tận rốn thì ta cũng không hiểu các con nghĩ cái gì nữa. Điều đó chứng tỏ kiến thức về phụ nữ của các con bị hổng rất lớn, các con thiếu những trải nghiệm, những hiểu biết thực tế về đàn bà. Những kiến thức này ta không thể dạy các con được, cũng không một trường lớp nào dạy các con được, mà các con phải tự học, tự tìm tòi, khám phá. Nói thì nghe to tát vậy nhưng thực tế thì cũng có gì khó khăn lắm đâu! Bây giờ phụ nữ tắm sông, tắm ao rất nhiều, chỉ cần chịu khó để ý, rình mò một chút là được, có gì là phức tạp mà tại sao cac con không chịu cố gắng? Nói không phải khoe chứ ngay từ khi học tiểu học ta đã thường xuyên rình cô giáo tắm. Lên cấp 2, không một bà nào trong xóm là không bị ta rình. Vậy mà các con thì... Ta cũng nói luôn là ngực của cô người mẫu lần này bên to bên nhỏ, những trò nào mà vẽ hai bên bằng nhau thì cũng tự biết là mình không thể đạt điểm cao được đâu!

- Vậy ai được điểm cao nhất hả thầy?

- Sau khi xem xét kỹ, ta chọn được hai bài tốt nhất: một là của Mã Lương, hai là của Đồ Ngu Si. Về cơ bản, bài thi của hai người này đều cực kỳ xuất sắc và giống gần như hoàn toàn với mẫu. Ta thật sự cũng chưa biết phải trao bút thần cho ai nữa đây!

Lúc này, Mã Lương mới lại chắp tay kính cẩn:

- Dạ thưa thầy, đúng là hai bài thi gần như không có sự khác biệt, nhưng nếu thầy để ý kỹ một chút thì ở bài thi của con, bên phía ngực trái của cô gái, cách đầu ti 2cm về hướng Đông Bắc có một chấm đen nhỏ, đó chính là cái nốt ruồi của mẫu nữ. Bài thi của Đồ Ngu Si đã bỏ sót chi tiết này. Nếu không tin, thầy có thể kiểm chứng ạ!

Lão họa sĩ già nghe vậy thì há hốc mồm kinh ngạc, lật đật chạy lại chỗ mẫu nữ đang ngồi rồi vạch áo cô gái ra ngó nghiêng một hồi. Thế rồi, lão quỳ sụp xuống dưới chân Mã Lương nói bằng giọng run run, mặt không giấu được vẻ thảng thốt:

- Mã Lương ơi, thầy xin gọi con là sư phụ, trình độ của con đã đạt tới mức cảnh giới rồi! Ta phải cầm tận tay, dí tận mắt mới nhìn thấy cái nốt ruồi đó, vậy mà con... Đây! Bút thần đây! Nó là của con, không ai xứng đáng có được nó ngoài con cả!

Mã Lương cũng quỳ xuống, trịnh trọng nhận cây bút quý từ tay thầy mình rồi cất giọng từ tốn:

- Con đội ơn thầy, con được như ngày hôm nay đều nhờ công ơn thầy chỉ bảo. Dù thế nào, thầy vẫn mãi là người thầy đáng kính nhất của con!

- Khá lắm! Khá lắm! Ta chẳng còn sống được bao lâu nữa, nhưng có được người học trò xuất chúng như con, ta chết cũng không có gì phải nuối tiếc! Tốt nghiệp xong, các con sẽ đi xin việc làm, sẽ về quê hết, chỉ còn mình ta trong ngôi nhà trống trải, hoang vắng này! Lúc nào rảnh, nhớ tới thăm ta nhé!

- Dạ thưa thầy, đến thăm thầy thì e là khó, vì đi làm rồi ai cũng sẽ bận mải, làm sao có thời gian đi chơi vớ vẩn được! Tuy nhiên, bọn con xin hứa là hôm nào thầy chết, chúng con sẽ về dự đám ma của thầy đầy đủ!

- Ừ! Thầy cảm ơn!

- Mà thầy ơi, trước khi từ biệt, Mã Lương muốn dùng cây bút thần này để vẽ tặng thầy một món quà làm kỷ niệm, không biết ý thầy thế nào ạ?

- Được, ta thích mà...

- Vâng, vậy con xin vẽ ngay đây!

Lập tức Mã Lương cầm cây bút thần múa những nét loang loáng trên mặt giấy. Lão họa sĩ già tỏ ra khá tò mò và thích thú trước món quà mà cậu học trò cưng sắp tặng. Rồi như không thể chờ đợi lâu hơn, lão lại gần Mã Lương thều thào:

- Con vẽ tặng ta cái gì đấy?

- Dạ, con vẽ tặng thầy cái quan tài, vì chắc thầy cũng sắp phải dùng đến nó rồi. Có sẵn cái này trong nhà cũng yên tân hơn thầy ạ!

- Ừ, thầy cảm ơn!

Xong xuôi, Mã Lương từ biệt thầy, từ biệt bạn bè lên đường về quê. Hắn lấy bút thần ra vẽ một con ngựa rất khỏe rồi nhảy lên lưng ngựa phóng đi. Thế nhưng, vừa đi được một đoạn, hắn đã thấy có người đứng chặn giữa đường. Hắn cuống quýt ghìm cương, con ngựa chồm lên, hí vang từng hồi rồi cũng chịu dừng lại. Kẻ chắn đường hắn không ai khác chính là Đồ Ngu Si. Thấy vậy, Mã Lương bình thản xuống ngựa...

- Ngươi muốn gì? Chẳng lẽ việc ta giành được cây bút thần khiến ngươi không phục?

- Ta phục chứ! Phục lắm rồi! Nhưng có một điều ta thắc mắc và mong ngươi sẽ giải đáp, nếu không ta chết cũng khó nhắm mắt!

- Nói đi!

- Tại sao ngươi biết bên ngực trái của cô gái ấy có nốt ruồi? Ngươi đã dùng kỹ năng gì để phát hiện được? Có thể chỉ cho ta tuyệt kỹ đó chăng?

- Dùng từ tuyệt kỹ nghe có vẻ hơi to tát quá! Thực ra, lý do rất đơn giản! Cô gái làm mẫu đó là người làng ta. Chiều nào cô ấy chẳng ra sông tắm truồng với mọi người. Ta đã rình và vẽ cô ấy hàng chục lần rồi, cô ta có bao nhiêu sợi lông nách ta còn biết chứ nói gì là cái nốt ruồi...

Nói rồi Mã Lương thúc ngựa lao đi, bỏ lại phía sau một Đồ Ngu Si ngơ ngác, mờ dần trong đám bụi mịt mù. Mã Lương muốn về nhà thật nhanh để khoe với bố mẹ thành tích của mình, để biểu diễn cho họ thấy phép thuật kỳ diệu của cây bút thần, để bố mẹ hắn biết rằng: từ nay họ sẽ không phải sống khổ sở, thiếu thốn nữa, rằng bất kỳ thứ gì họ muốn, hắn cũng sẽ vẽ được cho họ.

Hắn lâng lâng khi nghĩ đến cuộc sống đầy đủ, sung túc mà chiếc bút thần sẽ mang lại mà không hề biết rằng hắn và gia đình hắn sắp phải chịu những biến cố, những tai họa không ngờ bởi chính những phép màu thần kỳ từ cây bút hắn vừa giành được...

Tác giả: Vo_tonq_danh_meo
Share on Google Plus